Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã
TÓM TẮT ĐỀ ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XàGIAI ĐOẠN 2023 - 2025 CỦA HUYỆN SÔNG MÃ, SƠN LA Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã

Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã

anh tin bai

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện. cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 29/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La; ý kiến của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 7133/BNV-CQĐP ngày 05/12/2023, Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã xây dựng Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã” như sau:

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện. cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; 
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 29/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La; ý kiến của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 7133/BNV-CQĐP ngày 05/12/2023, Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã xây dựng Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã” như sau:

KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Thực hiện Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;  Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2030, với mục tiêu:

(1) Đến năm 2025: Hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dần số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dươi 20% và quy mô dân sô dưới 300% quy định.

 (2) Đến năm 2030: Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Ngày 29/8/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Sơn La đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó: giai đoạn 2023-2025: Tỉnh Sơn La phải hoàn thành việc sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, gồm có 03 thị trấn của các huyện: Phù Yên, Thuận Châu, Yên Châu. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho chủ trương khuyến khích sắp xếp, nâng cấp, mở rộng, thành lập đơn vị hành chính đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, trong đó có sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã.

Việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị trấn Sông Mã là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt và phải phấn đầu hoàn thành trong năm 2024, từ đó cần phải có sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; quá trình tổ chức thực hiện phải có lộ trình phù hợp, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần hoàn thiện tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy tối đa các nguồn lực để thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống Nhân dân trong toàn huyện.

Phần II

HIỆN TRẠNG CÁC ĐVHC CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

I. HIỆN TRẠNG ĐVHC CÁC CẤP CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có 19 đơn vị hành chính cấp xã (18 xã và 01 Thị trấn).

II. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Hiện trang ĐVHC thuộc diện khuyến khích sắp xếp

1.1. Thị trấn Sông Mã

Thị trấn Sông Mã là đô thị miền núi nên quy mô dân số của thị trấn Sông Mã phải đạt từ 4.000 người trở lên (áp dụng quy định tại Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính); Diện tích tự nhiên: 4,31 km2 (đạt 31% so với tiêu chuẩn); Quy mô dân số: 7.110 người (đạt 177,8% so với tiêu chuẩn), số dân là người dân tộc thiểu số: 1.991 người, chiếm tỷ lệ 28%.

2. Hiện trạng ĐVHC liền kề có điều chỉnh địa giới hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp

2.1. Xã Nà Nghịu

Xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã là đơn vị hành chính nông thôn thuộc khu vực miền núi, vùng cao có 77,3% dân số là người dân tộc thiểu số nên quy mô dân số tối thiểu phải đạt là 1.250 người trở lên (vận dụng quy định tại Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13); Diện tích tự nhiên: 101,68 km2 (đạt 203% so với tiêu chuẩn); Quy mô dân số: 17.749 người (đạt 1.183% so với tiêu chuẩn), số dân là người dân tộc thiểu số: 13.719 người, chiếm tỷ lệ 77,3%.

Phần III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Phương án sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp

Nhập, điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 10,73 km2 và quy mô dân số 5.193 người của xã Nà Nghịu (gồm 09 bản: Quyết Tiến, Quyết Thắng, Lê Hồng Phong, Nang Cầu, Hưng Mai, Trại Giống, Tân Hợp, Nà Nghịu II, Nà Nghịu và 1 phần bản Phòng Sài) vào thị trấn Sông Mã.

2. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã là đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do thị trấn Sông Mã là thị trấn huyện lỵ của huyện Sông Mã có diện tích tự nhiên chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (chỉ đạt 30,8% so với tiêu chuẩn). Trong khi đó, xã Nà Nghịu có diện tích tự nhiên lớn 101,68 km2 (đạt 203,4% so tiêu chuẩn) và dân số đông dân nhất huyện 17.749 người (đạt 1.183,3% so với tiêu chuẩn), số lượng bản lớn (35 bản), trong đó có 23 bản đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp đây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

3. Kết quả sau sắp xếp

a) Thị trấn Sông Mã

Thị trấn Sông Mã (mở rộng) đã đạt 03/04 tiêu chuẩn của thị trấn (cón 01 tiêu chuẩn dự kiến đạt) theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể:

(1) Diện tích tự nhiên 15,04 km2 (đạt 107,4% so với tiêu chuẩn): Đạt

(2) Quy mô dân số 12.303 người (đạt 307,6% so với tiêu chuẩn), số dân là người dân tộc thiểu số: 5.989 người, chiếm tỷ lệ 48,67%: Đạt

(3) Phân loại đô thị: Hiện nay UBND huyện đang triển khai quy trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh công nhận thị trấn Sông Mã (mở rộng) đạt tiêu chuẩn của đô thị loại V: dự kiến đạt (trước ngày 30/5/2024)

 (4) Cơ cấu trình độ phát triển kinh tế - xã hội (theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15): Đạt

TT

Các chỉ tiêu đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Thực trạng

Đánh giá

1

Cân đối thu chi ngân sách

Tỷ đồng

Đủ

 

(Thu: 8,2 tỷ/Chi: 6,9 tỷ):

Đạt

2

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất

%

Đạt bình quân của huyện (22,4%)

2,7

Đạt

3

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp [1]

%

45,5

78,5

Đạt

b) Xã Nà Nghịu (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính)

Xã Nà Nghịu sau điều chỉnh đảm bảo đạt 02/02 tiêu chuẩn của xã quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), cụ thể:

(1) Diện tích tự nhiên 90,95 km2 (đạt 181,9 % so với tiêu chuẩn): Đạt

(2) Quy mô dân số 12.556 người (đạt 837,1% so với tiêu chuẩn), số dân là người dân tộc thiểu số khoảng 9.721 người, chiếm tỷ lệ 77,4%: Đạt.

4. Số lượng ĐVHC của huyện Sông Mã sau sắp xếp

Huyện Sông Mã không thay đổi về số lượng ĐVHC cấp xã trực thuộc so với trước khi sắp xếp, cụ thể:

- Số lượng ĐVHC cấp xã trước khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã: 19 đơn vị (18 xã và 01 thị trấn).

- Số lượng ĐVHC cấp xã sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành: 19 đơn vị (18 xã và 01 thị trấn).

II.  KẾT LUẬN

Việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khóa XIII. Việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, là nhu cầu tất yếu khách quan và phù hợp với các quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, không làm tăng thêm đơn vị hành chính.

Mở rộng địa giới hành chính thị trấn Sông Mã nhằm tạo lập môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư, tạo không gian phát triển đô thị mới, góp phần phát triển thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã xứng đáng với tiềm năng, vai trò là trung tâm hành chính - chính trị; kinh tế - văn hóa xã hội của huyện Sông Mã, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Sông Mã ngày càng phát triển./.



[1] Khoản 1, Điều 9a Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị có yếu tố đặc thù “Đơn vị hành chính đô thị ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50%, mức tối thiểu của tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng”.

 


ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN SÔNG MÃ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

GIAI ĐOẠN 2023-2025 CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

(ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH  XÃ NÀ NGHỊU ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRẤN SÔNG MÃ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


SÔNG MÃ, NĂM 2024


MỤC LỤC

Phần I 4

CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ.. 4

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ.. 4

II. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRẤN SÔNG MÃ.. 4

Phần II 9

HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP CỦA HUYỆN SÔNG MÃ.. 9

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN SÔNG MÃ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.. 9

1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Sông Mã từ năm 1945 đến nay. 9

2. Số lượng đơn vị hành chính đến thời điểm lập Đề án. 10

II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP CỦA HUYỆN SÔNG MÃ.. 11

1. Huyện Sông Mã. 11

2. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã. 19

III. HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP. 19

1. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp: Không có. 19

2. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp (01 ĐVHC: thị trấn Sông Mã) 19

2.1. Thị trấn Sông Mã. 19

3. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp (01 ĐVHC: xã Nà Nghịu). 20

Phần III 23

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP Xà                                           CỦA HUYỆN SÔNG MÃ.. 23

I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ.. 24

1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: Không có. 24

2. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp (sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính ĐVHC cấp xã nông thôn vào ĐVHC đô thị cấp xã) 24

II. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP Xà HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH.. 26

III. SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ SAU SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC.. 26

1. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã trước khi sắp xếp. 26

2. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp. 26

3. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm do sắp xếp: Không có. 26

Phần IV.. 27

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 27

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ.. 27

1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước. 27

2. Tác động về kinh tế - xã hội 27

3. Tác động về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội 28

4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công. 29

II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ.. 29

1. Những thuận lợi 29

2. Những khó khăn, vướng mắc. 30

3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc. 31

4. Giải pháp khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. 31

III. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ.. 32

1. Kế hoạch và lộ trình thực hiện. 32

2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện. 33

IV. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ.. 33

1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp đơn vị hành chính. 33

2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính. 35

V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC CẤP XÃ.. 36

1. Đối với thị trấn Sông Mã. 36

2. Đối với xã Nà Nghịu. 37

VI. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI 37

1. Hiện trạng các chính sách đặc thù đang được hưởng. 37

2. Phương án và lộ trình thực hiện các chế độ chính sách đặc thù đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. 38

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ.. 39

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. 42

1. Kết luận. 42

2. Kiến nghị, đề xuất 42

PHỤ LỤC 1. THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ.. 44

PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN KHUYẾN KHÍCH SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023-2025. 46

PHỤ LỤC 3. CƠ CẤU VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI THỊ TRẤN SÔNG MÃ.. 47 

   

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XàGIAI ĐOẠN 2023-2025 CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

(ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ NÀ NGHỊU ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRẤN SÔNG MÃ)

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện. cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 29/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La; ý kiến của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 7133/BNV-CQĐP ngày 05/12/2023, Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã xây dựng Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã” như sau:

Phần I

CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

1.  Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

3. Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017; Luật Quy hoạch đô thị ngày 19/6/2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 20/11/2018;

4. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

5. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;

6. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu quả;

7. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016;

8. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016;

9. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;

10. Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;

11. Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

12. Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030;

13. Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

14. Văn bản số 7133/BNV-CQĐP ngày 05/12/2023 của Bộ Nội vụ về việc góp ý Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sơn La.

15. Kết luận số 742/KL-TU ngày 02/10/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh  Sơn La về việc điều chỉnh địa giới hành chính của đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La; Kết luận số 960-KL/TU ngày 30/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La và Kết luận số 963-KL/TU ngày 10/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La nhất trí Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sơn La;

16. Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 29/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La;

17. Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 03/03/2024 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Sơn La đến năm 2030;

18. Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã tỉnh Sơn La đến năm 2035;

19. Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh về thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La;

20. Phương án số 2853/PA-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh Sơn La về Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sơn La;

21. Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 19/01/2024 của UBND tỉnh Sơn La về việc tổ chức triển khai xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sơn La;

22. Công văn số 702/UBND-NC ngày 22/02/2024 về việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sơn La;

23. Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 09/7/2020 của Đại hội Đảng bộ huyện Sông Mã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 14/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về lãnh đạo thực hiện Đề án xây dựng thị trấn Sông Mã trở thành đô thị loại IV, giai đoạn 2020-2025.

24. Công văn số 59/SNV-XDCQ&CTTN ngày 10/01/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La về việc hướng dẫn xây dựng hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

II. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ NÀ NGHỊU ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRẤN SÔNG MÃ

Huyện Sông Mã là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 110 km về phía Tây Nam theo trục Quốc lộ 4G. Phía Đông giáp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Huyện có 4 xã biên giới với 43,5 km đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Huyện có diện tích tự nhiên là 1.639,557 km2 (là ĐVHC cấp huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Sơn La) với 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (18 xã và 1 thị trấn), trong đó có 14 xã[1] đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện đến 31/12/2022 là 166.119 người (đứng thứ 4 toàn tỉnh), gồm 6 dân tộc sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú. Huyện có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của tỉnh.

Trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh một cách toàn diện, đồng bộ. Nhờ đó huyện đã đạt được mục tiêu “Đưa Sông Mã ra khỏi tình trạng huyện khó khăn của tỉnh” và đây cũng chính là nền tảng vững chắc để tiến tới trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Kinh tế của huyện tiếp tục được duy trì ở tốc độ tăng trưởng khá (trung bình giai đoạn 2010 - 2020 là 10,7%/năm), kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay huyện Sông Mã là một trong những địa phương có diện tích cây ăn quả và tổng đàn gia súc lớn nhất tỉnh. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ đô thị hóa còn chậm, hoạt động công nghiệp - thương mại dịch vụ vẫn chưa phát triển mạnh để đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ ổn định bền vững. Để thúc đẩy huyện Sông Mã phát triển mạnh mẽ, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huyện Sông Mã cần có một trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội đủ lớn, được quy hoạch, xây dựng bài bản, làm động lực, hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của toàn huyện.

Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã được thành lập ngày 13/4/1977 theo Quyết định số 79-BT của Phủ Thủ tướng. Theo đó, thị trấn Sông Mã được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã. Khi thành lập, thị trấn gồm 3 hợp tác xã: HTX Biên Hòa, HTX Toàn Thắng và HTX Chế biến. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, thị trấn Sông Mã đã có bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại, đã được công nhận là đô thị loại V, nhưng về cơ bản phạm vi địa giới hành chính vẫn giữ nguyên như ban đầu khi thành lập với 4,31km2 diện tích tự nhiên, 7.110 người (tính đến 31/12/2022). Theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (được sửa đổi tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), thị trấn Sông Mã hiện nay đạt 30,8% tiêu chuẩn diện tích và 177,8% tiêu chuẩn về dân số. Vì vậy, việc mở rộng thị trấn Sông Mã để đạt các tiêu chuẩn của thị trấn theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

Mặt khác, với yêu cầu về vị trí, vai trò trong giai đoạn mới, thị trấn Sông Mã sẽ là trung tâm hành chính - chính trị; kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện, giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đồng thời cũng là đô thị hạt nhân phía Tây của tỉnh Sơn La, có chức năng là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng biên giới Việt - Lào, là cực tăng trưởng của vùng[2], thị trấn Sông Mã cần được mở rộng để có không gian, quỹ đất quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại.

Từ những yêu cầu bức thiết đó, cấp ủy, chính quyền của tỉnh, huyện đã rất quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, cụ thể: Kết luận số 742-KL/TU ngày 02/10/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 08-NQ/ĐH ngày 09/7/2020 của Đại hội Đảng bộ huyện Sông Mã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025; Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 18/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 3337/QĐ-UBND ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Ngoài ra, việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã với phạm vi phù hợp với phạm vi Quy hoạch chung xây dựng đô thị thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đến năm 2035 đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 179/QĐ-UBND.

Xã Nà Nghịu là đơn vị hành chính giáp ranh thị trấn có nhiều diện tích đất thung lũng tương đối bằng phẳng, dân cư trên địa bàn xã có đặc điểm sản xuất, sinh hoạt văn hóa tương đồng với dân cư thị trấn. Do có đường địa giới hành chính gần như bao quanh thị trấn Sông Mã nên xã Nà Nghịu có sự phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội gắn bó chặt chẽ với thị trấn Sông Mã, đặc biệt là các khu vực giáp ranh. Vì vậy, từ lâu tỉnh Sơn La cũng như huyện Sông Mã đã định hướng, quy hoạch phát triển thị trấn theo hướng mở rộng về xã Nà Nghịu, thể hiện ở Quyết định số 1317/QĐ-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh Sơn La.

Bên cạnh đó, xã Nà Nghịu có diện tích tự nhiên lớn 101,6789 km2 (đạt 203,4% tiêu chuẩn về diện tích theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13) và dân số đông dân nhất huyện 17.749 người, (đạt 1.183,3% tiêu chuẩn về dân theo Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13), số lượng bản lớn (35 bản), trong đó có 25 bản[3] đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn gây quá tải cho việc quản lý của chính quyền cơ sở, nên khi điều chỉnh toàn bộ 9 bản và một phần thuộc bản Phòng Sài, thuộc xã Nà Nghịu về thị trấn Sông Mã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cấp uỷ, chính quyền xã Nà Nghịu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của xã.

Từ những vấn đề nêu trên, việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã là hết sức cần thiết, đảm bảo các điều kiện về chức năng đô thị, quy mô diện tích tự nhiên, dân số; phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với các định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; xây dựng hệ thống quốc phòng - an ninh vững chắc của thị trấn Sông Mã nói riêng và của toàn huyện nói chung. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Phần II

HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN SÔNG MÃ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Sông Mã từ năm 1945 đến nay

Dưới thời Pháp thuộc (trước cách mạng tháng 8/1945) chưa có huyện Sông Mã, lúc đó ba vùng đất của Sông Mã thuộc ba châu khác nhau: vùng Sốp Cộp là một tổng thuộc Mường Thanh (Điện Biên), vùng Mường Lầm thuộc Mường Muổi (Thuận Châu), vùng Mường Hung thuộc Mường Mụa (Mai Sơn).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, địa giới hành chính khu vực huyện Sông Mã có nhiều lần thay đổi:

 Ngày 07/3/1953, Khu ủy Tây Bắc quyết định tách ba vùng: Sốp Cộp (thuộc Điện Biên), Mường Lầm (thuộc Thuận Châu), Mường Hung (thuộc Mai Sơn) gộp lại thành lập châu mới là châu Sông Mã, thuộc tỉnh Sơn La.

Ngày 07/5/1955, Khu tự trị Thái - Mèo chính thức được thành lập theo Sắc lệnh số 230-SL ban hành ngày 29/4/1955 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Theo đó, trong Khu tự trị không có đơn vị hành chính cấp tỉnh, các huyện đổi gọi là châu, châu Sông Mã trực thuộc Khu tự trị Thái - Mèo.

Ngày 26/10/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 173-CP, theo đó, giải thể xã Mường Cai thuộc châu Sông Mã và sáp nhập bản Co Phương vào xã Mường Và, các bản Huối Co, Na Don, Hin Khoang và bản Hin vào xã Chiềng Khoong, các bản Mường Cai, Huối Khe và Huối Sum vào xã Mường Lạn.

Ngày 27/10/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã ra Nghị quyết đổi tên khu tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu, thành lập tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Sông Mã thuộc tỉnh Sơn La, gồm 24 xã: Chiềng Ban, Chiềng Cang, Chiềng Đen, Chiềng En, Chiềng Khoong, Chiềng Khương, Chiềng Phung, Chiềng Sơ, Dồm Cang, Đứa Mòn, Huổi Một, Mường Cai, Mường Hung, Mường Lầm, Mường Lạn, Mường Lèo, Mường Và, Nà Nghịu, Nậm Mằn, Pắc Ma, Pú Bẩu, Púng Bánh, Sốp Cộp và Yên Hưng.

Ngày 27/12/1975, sau kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa V, Quốc hội đã quyết định bỏ phân cấp “Khu” trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh; huyện Sông Mã thuộc tỉnh Sơn La.

Ngày 13/4/1977, Bộ trưởng phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 79-BT, theo đó thành lập thị trấn Sông Mã (thị trấn huyện lỵ huyện Sông Mã) trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Nà Nghịu.

Ngày 25/7/1978, Bộ trưởng phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 130-BT, theo đó xã Chiềng Ban được đổi tên thành xã Nậm Lạnh, xã Chiềng Đen đổi tên thành xã Nậm Ty, xã Pắc Ma đổi tên thành xã Bó Sinh.

Ngày 16/01/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 18-CP, theo đó đã tái lập xã Mường Cai trên cơ sở tách một số bản thuộc các xã Sốp Cộp, Chiềng Khoong, Mường Và và Mường Lạn.

Ngày 13/3/1979, chuyển xã Mường Sai thuộc huyện Mai Sơn về huyện Sông Mã quản lý.

Ngày 11/01/1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 04/HĐBT, theo đó chia xã Púng Bánh thành hai xã: Púng Bánh và Sam Kha.

Đến ngày 31/12/2002, huyện Sông Mã có 27 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Sông Mã và 26 xã: Bó Sinh, Chiềng Cang, Chiềng En, Chiềng Khoong, Chiềng Khương, Chiềng Phung, Chiềng Sơ, Dồm Cang, Đứa Mòn, Huổi Một, Mường Cai, Mường Hung, Mường Lầm, Mường Lạn, Mường Lèo, Mường Sai, Mường Và, Nà Nghịu, Nậm Lạnh, Nậm Mằn, Nậm Ty, Pú Bẩu, Púng Bánh, Sam Kha, Sốp Cộp, Yên Hưng.

Ngày 02/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2003/NĐ-CP, theo đó tách 8 xã: Sốp Cộp, Mường Lạn, Dồm Cang, Sam Kha, Mường Và, Mường Lèo, Púng Bánh và Nậm Lạnh để thành lập huyện Sốp Cộp. Huyện Sông Mã hiện nay còn 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm: thị trấn Sông Mã và 18 xã: Bó Sinh, Chiềng Cang, Chiềng En, Chiềng Khoong, Chiềng Khương, Chiềng Phung, Chiềng Sơ, Đứa Mòn, Huổi Một, Mường Cai, Mường Hung, Mường Lầm, Mường Sai, Nà Nghịu, Nậm Mằn, Nậm Ty, Pú Bẩu, Yên Hưng.

Về trung tâm huyện lỵ: trước tháng 3/1953, trung tâm huyện lỵ tại bản Lấu Ngày (hiện nay thuộc xã Mường Lầm); từ tháng 3/1953 đến đầu năm 1976, trung tâm huyện Lỵ tại khu Cánh Kiến (hiện nay thuộc xã Nà Nghịu); từ đầu năm 1976 đến nay, chuyển về địa điểm mới là thị trấn Sông Mã hiện nay.

2. Số lượng đơn vị hành chính đến thời điểm lập Đề án

Tính đến thời điểm lập Đề án, huyện Sông Mã có 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm: thị trấn Sông Mã và 18 xã: Bó Sinh, Chiềng Cang, Chiềng En, Chiềng Khoong, Chiềng Khương, Chiềng Phung, Chiềng Sơ, Đứa Mòn, Huổi Một, Mường Cai, Mường Hung, Mường Lầm, Mường Sai, Nà Nghịu, Nậm Mằn, Nậm Ty, Pú Bẩu, Yên Hưng.

II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

1. Huyện Sông Mã

1.1. Diện tích tự nhiên: 1.639,557 km2

1.2. Quy mô dân số: 164.023 người

1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện Sông Mã

1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện Sông Mã luôn tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2010-2020 đạt trên 10,7%/năm); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các thành phần kinh tế đều có bước phát triển. Giá trị tổng sản phẩm huyện Sông Mã năm sau cao hơn năm trước, sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn liên tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích cây ăn quả được duy trì và phát triển; chăn nuôi phát triển tương đối toàn diện và đa dạng. Nhiều mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp có hiệu quả đang hình thành và nhân rộng; các dự án khoanh nuôi và bảo vệ vốn rừng, tái tạo môi sinh, môi trường được quan tâm thực hiện. Thế mạnh kinh tế của huyện Sông Mã chủ yếu là một số cây ăn quả, cây lương thực như nhãn, ngô, một số vật nuôi như: trâu, bò, dê, ba ba gai và một số dịch vụ. Những ngành phát triển mạnh tại huyện Sông Mã thời điểm này chủ yếu là nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và chế biến sản phẩm nông nghiệp như: Nhãn, ngô. Sông Mã phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã, đến nay trên địa bàn huyện có 73 hợp tác xã. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn huyện như sau:

a) Nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ lực của huyện. Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm an toàn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây lương thực kém hiệu quả trên đất dốc, phát triển cây ăn quả và vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.

 - Tổng diện tích gieo trồng trên 38.359 ha, tăng 0,25% so với năm 2022. Trong đó cây lương thực có hạt đạt 17.800 ha. Sản lượng lương thực có hạt đạt 73.639 tấn, đứng đầu cả tỉnh; cây lấy củ có bột đạt 7.807 ha, giảm 5,3% so với năm 2022; cây công nghiệp có diện tích 721 ha; cây rau, đậu các loại diện tích gieo trồng được 682 ha, tăng 2,6% so với năm 2022; cây ăn quả các loại đạt 10.790 ha (tính cả diện tích cây Sơn Tra) tăng 1,05% so với năm 2022. Trong đó diện tích trồng Nhãn 7.590 ha, Xoài 1.811 ha, cây ăn quả khác 1.389 ha. Diện tích trồng cỏ thực hiện 519 ha tăng 1,4% so với năm 2022. Hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả có khối lượng hàng hoá lớn, tạo ra vùng nguyên liệu tập trung; bảo đảm sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ, ổn định, bền vững, nâng cao năng suất, thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Toàn huyện đã được cấp 48 mã số vùng trồng với diện tích 481,7 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu (cấp mới năm 2021: 13 mã), sản lượng 4.817 tấn, trong đó: 12 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Mỹ; 23 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; 13 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand. Triển khai “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Nhãn Sông Mã cho sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã - Sơn La” và đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký “Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn Sông Mã” năm 2017. Đây cũng là vùng có sản lượng nhãn đứng đầu cả tỉnh.

- Ngành chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hàng hóa. Hiện nay chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện cũng chiếm thứ hạng cao trong tỉnh, tuy nhiên đa phần vẫn theo hướng hộ gia đình nhỏ lẻ, có hình thành mô hình trang trại, chăn nuôi tập trung bán công nghiệp. Chủng loại vật nuôi đa dạng: chủ yếu là trâu, dê lợn, vịt, gà... tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2023 là 1.317.748 con, tăng 5,0% so với năm 2022, trong đó: Đàn trâu 11.710 con, giảm 1,8% so với năm 2022; bò 56.240 con, tăng 2,5% so với năm 2022; đàn ngựa 88 con, tăng 11,4% so với năm 2022; Dê 19.850 con, tăng 6% so với năm 2022; Lợn (trên 2 tháng tuổi) 96.520 con, tăng 7,7% so với năm 2022; đàn gia cầm, thủy cầm 1.133.400 con, tăng 5% so với năm 2022.

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện hiện nay 444 ha. Trong năm 2023, sản xuất được 15 triệu con cá giống các loại cung cấp cho các xã, thị trấn. Tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hưởng ứng ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 01/4/2023 kết quả thả xuống Sông được 238,7kg giống các loại.      

- Lâm nghiệp: việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai tích cực và nghiêm ngặt, duy trì tốt việc khoanh nuôi bảo vệ và phòng chống cháy rừng, ngoài ra huyện còn tiến hành trồng cây gây rừng, từng bước nâng cao độ che phủ rừng. Tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 tại Quảng trường 3/2 huyện Sông Mã, tổng số cây phân tán đã năm 2023 là 16.700 cây; diện tích trồng rừng năm 2023 là 456 ha. Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình với tổng diện tích hỗ trợ bảo vệ rừng 33.224,20 ha, với tổng số tiền hỗ trợ 13.289,68 triệu đồng.

Có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Chiềng Khương, Chiềng Sơ, Mường Lầm và Mường Sai).

b) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển cơ bản ổn định. Công nghiệp năng lượng, chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu đang là một trong các ngành công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.

- Thủy điện là một lĩnh vực đầy tiềm năng của huyện. Những năm gần đây, huyện đã tập trung đầu tư phát triển ngành và định hướng đây sẽ là một trong các ngành kinh tế trọng điểm của huyện trong tương lai. Điện thương phẩm: 59,286 triệu KWh, doanh thu 114,879 tỷ đồng, tăng 7,44% so với cùng kỳ năm trước; Điện phát ra của các nhà máy thủy điện: 125,541 triệu KWh, doanh thu 160,674 tỷ đồng, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm trước. Nước máy thương phẩm: 745.693 m3, doanh thu: 8,131 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cũng là ngành chú trọng thu hút đầu tư phát triển, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ ổn định bền vững. Đến nay, công tác chế biến nông sản đã được đầu tư như: cơ sở chế biến miến dong, long nhãn thu được hiệu quả kinh tế cao.

- Sản xuất vật liệu xây dựng: gạch đất nung, cát sỏi..Sản lượng gạch nung năm 2023 đạt 12.196 triệu viên, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng: vàng, sét, đá xây dựng, ... nhưng chưa được tận dụng lợi thế này để phát triển. Hiện nay huyện mới chỉ diễn ra một số hoạt động khai thác vàng sa khoáng dưới lòng sông khu vực bãi bồi huyện Sông Mã, cát sỏi dọc bờ sông Mã.

c) Thương mại - dịch vụ

Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng hóa các loại hình thương mại, mở rộng và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ. Kết cấu hạ tầng thương mại được huyện tăng cường đầu tư, thu hút, có bước phát triển rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, góp phần kích cầu sản xuất và tiêu dùng. Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ hiện đại, tiềm năng gắn với ứng dụng công nghệ cao như: Tài chính, ngân hàng, dịch vụ giao thông - vận tải, bưu chính - viễn thông; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ… góp phần xây dựng huyện trở thành điểm giao thương năng động, đáp ứng nhu cầu của người dân nội tỉnh và các khu vực lân cận.

- Hoạt động thương mại dịch vụ cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Các mặt hàng thiết yếu cung cấp cho vùng sâu, vùng xa luôn được đảm bảo. Hệ thống chợ của huyện duy trì hoạt động ổn định gồm Chợ trung tâm thị trấn Sông Mã, Chợ trung tâm cụm xã Mường Lầm, chợ thị tứ Chiềng Khương và mạng lưới bán lẻ tại các trung tâm xã, tổ chức thành công các hội chợ thương mại trên địa bàn huyện, xây dựng xong quy hoạch mạng lưới chợ trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2023 đạt 1.018,5 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

- Xuất khẩu ước đạt 4.325 tấn chiếm 4,39%, với giá trị 1,955 triệu USD;

- Chế biến ước đạt 28.614 tấn chiếm 29,06%, với giá trị 211.589 triệu đồng

- Hệ thống ngân hàng trên địa bàn được củng cố mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Tổng số có 4 ngân hàng: ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng An Bình, ngân hàng Liên Việt và quỹ tín dụng Nhân dân thị trấn Sông Mã hoạt động đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ đảm bảo nhu cầu vay vốn của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện.

- Vận tải hàng hóa và hành khách: Lĩnh vực vận tải đã có những chuyển biến tích cực. Việc phát triển đầu tư nhiều phương tiện vận tải hành khách (xe giường nằm, xe buyt…), mở mới các tuyến vận tải hành khách với chất lượng phục vụ cạnh tranh, nâng cao. Hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ vận tải hàng hóa: giao nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao thương hàng hóa và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

1.3.2. Tình hình phát triển văn hóa – xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

- Huyện Sông Mã có 53 đơn vị trường học (Trong đó: Mầm non: 19 trường; Tiểu học: 15 trường; TH&THCS: 07 trường; THCS: 12 trường), có 51/53 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non 19/19 trường đạt 100%, Tiểu học 14/15 trường đạt 93,33%, THCS (bao gồm cả TH&THCS) 18/19 trường đạt 96,2%.

- Về hệ thống mạng lưới trường lớp: đã cơ bản hoàn thiện ở các cấp học, ngành học: 100% xã, thị trấn có cơ sở giáo dục Mầm non; 100% xã, thị trấn có trường tiểu học và trung học cơ sở. Các trường phổ thông bán trú tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô tại các xã vùng sâu, vùng xa của huyện.

- Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong đó: Duy trì đạt chuẩn PCGD MN cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2.

- Đội ngũ giáo viên được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, trình độ cơ bản được chuẩn hoá đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo. Đến nay tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn ở bậc mầm non đạt 100%, tiểu học 100%, THCS 100% và THPT đạt 100%.

b) Y tế

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tiếp tục được chú trọng, quan tâm; trong năm thực hiện khám cho 45.218 lượt bệnh nhân trong đó: 11.630 bệnh nhân điều trị nội trú; 30.766 bệnh nhân điều trị ngoại trú; 1.867 bệnh nhân chuyển tuyến trên điều trị; 04 bệnh nhân chết tại bệnh viện; tổng số ngày điều trị nội trú 69.69 ngày.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ; Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đạt 95%; Số trẻ em được sinh ra 1.534 trẻ, trong đó trẻ nam 825 trẻ, trẻ nữ 720 trẻ, là con thứ 3 trở lên 291 trẻ. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là: 19%. Chênh lệch giới tính khi sinh là 114 nam/100 nữ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế tư nhân, cơ sở kinh doanh điều kiện đảm bảo VSATTP trên địa bàn, số lượt kiểm tra, giám sát: 416 cơ sở; có 32 cơ sở vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền xử phạt 203,18 triệu đồng; trong năm xảy ra 32 ca mắc ngộ độc thực phẩm; 50 người mắc Sốt xuất huyết

c) Văn hóa thông tin, thể dục, thể thao

- Tuyên truyền thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; Tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”; Tuyên truyền Ngày gia đình Việt Nam 28/6; Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023; Ngày quốc khánh Nuớc Cộng hòa  xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023); tuyên truyền tham gia đăng ký các hoạt dộng tháng 9 "Vui tết độc lập" tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam năm 2023; công tác tuyên truyền về chuyển đổi số; cải cách thủ tục hành hành chính… Hoàn thành kế hoạch vốn giao năm 2023 hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hoá vùng đồng bào DTTS&MN 08 bản thuộc Mường Hung, Yên Hưng; tổ chức thành công Lễ hội mừng cơm mới năm 2023 tại xã Nà Nghịu. Tổ chức thành công giải Cầu lông CNVC-LĐ huyện Sông Mã năm 2023 Chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 2028; tổ chức thành công Lễ hội mừng cơm mới tại xã Nà Nghịu và các Lễ hội theo kế hoạch. Tổng số gia đình văn hóa năm 2023 là 21.712 hộ, đạt 100% kế hoạch.

Tổ chức các chuỗi sự kiện nhằm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện Sông Mã (07/3/1953 - 07/3/2023); Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội người Cao tuổi tỉnh tổ chức thành công Giải thể thao Người cao tuổi tỉnh Sơn La  năm 2023. Tham dự Hội thi "Gia đình hạnh phúc" tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2023: tổ chức thành công các hoạt động, chương trình biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền các tiêu chí công nhận danh hiệu văn hoá tại xã biên giới, Chiềng Khương; tham gia thi đấu các nội dung thể thao do tỉnh tổ chức….

d) Chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo

- Chính sách người có công: Toàn huyện có 215 người có công với cách mạng, thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng, kinh phí chi trả trợ cấp đến  tháng 11/2023: 3.843,632 triệu đồng; chi trả trợ cấp 1 lần cho 61 đối tượng, kinh phí 919,552 triệu đồng; truy lĩnh trợ cấp hàng tháng cho 05 đối tượng, kinh phí 170,52 triệu đồng; trợ cấp dụng cụ chỉnh hình cho 19 người, kinh phí 18,52 triệu đồng; trợ cấp thờ cúng liệt cho 214 người, kinh phí 299,6 triệu đồng; trợ cấp điều dưỡng 80 người, kinh phí 116,928 triệu đồng. Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) tặng quà cho 357 đối tượng, với tổng kinh phí 107,1 triệu đồng; UBND tỉnh cho 185 đối tượng, với tổng kinh phí 92,7 triệu đồng; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm hỏi, tặng quà 05 người, kinh phí thực hiện: 4 triệu đồng; Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn, tặng quà 631 người với tổng kinh phí tặng quà 189,8 triệu đồng.

Công tác giảm nghèo: Quyết định phê duyệt danh sách, tổ chức hỗ trợ gạo cho hộ nghèo có nguy cơ đói trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Cụ thể: 418 hộ nghèo với 1.689 nhân khẩu được hỗ trợ, số gạo hỗ trợ: 25.335 kg. Trong năm 2023, có 38 hộ nghèo đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở; 14 hộ nghèo đang triển khai xây dựng nhà ở; kinh phí do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện huy động các tổ chức, cá nhân trong ngoài huyện ủng hộ hộ nghèo làm nhà ở là: 1.040,0 triệu đồng; số hộ nghèo năm 2023 4.743 hộ, tỷ lệ 13,66%.

- Công tác bảo trợ xã hội: Toàn huyện có 6.367 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, kinh phí chi trả 11 tháng đầu năm 2023 là: 36.987,84 triệu đồng;  hỗ trợ mai táng phí cho 148 đối tượng, kinh phí là 1.065,6 triệu đồng; truy lĩnh trợ cấp hàng tháng cho 99 đối tượng cao tuổi, số tiền là, kinh phí 206,1 triệu đồng; trợ giúp xã hội đột xuất cho 17 đối tượng, kinh phí 452,0 triệu đồng và đã thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng qua tài khoản cho 1.141 đối tượng; trong năm 2023 có 01 hộ gia đình nhà bị cháy tại xã Nậm Mằn. Công tác bảo hiểm (tham gia BHXH: 6.760 người, đạt 100% kế hoạch; tham gia BHXH tự nguyện: 2.925, đạt 85% kế hoạch; tham gia BHYT: 151.779 người, đạt 100% kế hoạch).

- Công tác lao động, việc làm: Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động TB&XH, các doanh nghiệp tuyên truyền, tư vấn tuyển dụng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Số lao động đang làm việc ngoại tỉnh là: 11.140 người.

1.3.3. Cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện không ngừng được nâng cấp phát triển. Các tuyến đường chính như: quốc lộ 4G, quốc lộ 12 đã được nâng cấp đảm bảo thông suốt, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong đó, quốc lộ 4G là tuyến đường huyết mạch quan trọng nối trung tâm huyện với thành phố Sơn La, huyện Sốp Cộp, quốc lộ 12 nối huyện Sông Mã với các huyện phía Nam tỉnh Điện Biên. Các tuyến đường liên xã, liên bản được chú trọng mở mới bằng các nguồn vốn 135, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù địa hình phức tạp, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chất lượng đường còn thấp (đường đất) về mùa mưa đi lại gặp nhiều khó khăn. Do đó, hệ thống giao thông chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, giao lưu, trao đổi của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Giao thông đường bộ: Mạng lưới đường giao thông trên địa bàn huyện có 1.132,22 km. Hệ thống giao thông của huyện không ngừng được nâng cấp phát triển, đến nay 19/19 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa, các tuyến đường chính như:

+ Quốc lộ 4G qua huyện với tổng chiều dài 67 km, đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng nối trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị, an ninh quốc phòng của huyện với trung tâm văn hóa của tỉnh đã được nâng cấp mở rộng theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi.

+ Quốc lộ 12 (ĐT.115 cũ) qua huyện với tổng chiều dài 50,3 km (xã Nà Nghịu - xã Mường Lầm - xã Bó Sinh) là tuyến đường huyết mạch đi các xã vùng cao của huyện, nối huyện Sông Mã với các huyện phía Nam của tỉnh Điện Biên.

+ Đường ĐT.113 có tổng chiều dài 57,4 km, đi qua Sông Mã - Nậm Ty - Chiềng Phung - Co Mạ.

+ Tuyến ĐT.115 có tổng chiều dài qua địa bàn huyện là 27,1 km, đi từ Huổi Một đến Mường Hung (đoạn Km0-Km27+100)

+ Đường đô thị gồm 19 tuyến, với tổng chiều dài 5,31 km. Đường cấp IV có 1,97 km.

+ Đường huyện: Gồm 15 tuyến đường, với tổng chiều dài 188,23 km, trong đó: Đã được nhựa hóa, bê tông hóa 145,33 km, còn lại là đường đất, cấp phối có nền đường rộng từ 5 - 7 m.

+ Đường tuần tra biên giới 61,0 km chạy dọc đường biên giới Việt - Lào.

+ Hệ thống đường giao thông xã: 114 tuyến, với tổng chiều dài hiện có là 601,5 km, trong đó: Đã được nhựa hóa, bê tông hóa 27,6 km, còn lại là đường đất, cấp phối có nền đường rộng từ 3 - 5 m.

+ Đường chuyên dùng 5,1 km (do các nhà máy thuỷ điện quản lý).

- Giao thông đường thủy: Sông Mã có 90 km đường sông chạy dọc các xã Bó Sinh, Pú Bẩu, Mường Lầm, Chiềng En, Yên Hưng, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, thị trấn, Chiềng Khoong, Mường Hung, Chiềng Cang, Chiềng Khương. Huyện có 05 cầu cứng và 05 cầu treo qua sông Mã.

- Bến bãi: trên địa bàn huyện hiện có một bến xe phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa được đặt tại xã Nà Nghịu.

b) Điện lưới

Mạng lưới điện lưới quốc gia trong những năm qua đã được chú trọng đầu tư đến nay đường dây 35 KV hiện có 540,8 km (nối từ huyện Mai Sơn - đến các xã trong huyện) đường dây hạ thế có 753,5 km, trạm biến áp có 289 trạm. Ngoài ra trên địa bàn huyện có 07 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ. Toàn bộ 19/19 xã, thị trấn của huyện đã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên ở các bản vùng cao biên giới điện lưới vẫn chưa được phủ kín. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia của huyện Sông Mã đạt 96%, thấp nhất tỉnh.

c) Về viễn thông

Trên địa bàn huyện hiện có 1 tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh, kết nối với mạng truyền dẫn nội tỉnh: tuyến cáp quang Sơn La - Sông Mã - Điện Biên Đông.

Mạng lưới bưu chính viễn thông là một trong các lĩnh vực có sự phát triển mạnh mẽ, đến nay toàn huyện có 2 tổng đài, 02 bưu cục được xây dựng ở thị trấn Sông Mã và xã Chiềng Khương. Mỗi xã có 1 công trình bưu điện, phục vụ cho người dân địa phương. 100% các xã đã có điện thoại đến được trung tâm, số máy thuê bao không ngừng gia tăng. Mạng điện thoại di động của các hãng VinaPhone, Viettel đã phủ sóng đến 19/19 xã, thị trấn được phủ sóng, số thuê bao sử dụng Internet, dịch vụ 3G ngày càng tăng.

 Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo. Toàn huyện có 01 trạm phát sóng truyền hình mặt đất, 07 trạm truyền thanh FM không dây 153 cụm loa truyền thanh, 67 cụm loa truyền thanh tại các bản đặc biệt khó khăn và biên giới. Tuy nhiên thời lượng phát sóng của các đài truyền hình còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu xem truyền hình của người dân.

d) Về nhà ở

Nhà ở dân cư chủ yếu là nhà thấp tầng, việc xây dựng còn tự phát, thiếu kiểm soát, hình thức kiến trúc chưa đồng bộ.

Mật độ xây dựng còn thấp, dân cư tập trung dày ở ven đường Quốc lộ 4G. Diện tích bình quân sàn/người đạt từ 20-25m2, trong đó diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt từ 20-27,5 m2, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt từ 18-22,5 m2. Tại khu vực các xã, vẫn còn những cụm nhà sàn, nhà gỗ với kiến trúc truyền thống. Điển hình, kiến trúc nhà sàn, nhà gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mông… Nhìn chung, nhà ở huyện Sông Mã đang từng bước được cải thiện qua các năm.

1.3.3. Về quốc phòng, an ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an ninh biên giới được giữ vững, an toàn giao thông được đảm bảo. UBND huyện triển khai kế hoạch sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, kiện toàn BCĐ khu vực phòng thủ, cơ quan Ban chỉ đạo, quy chế hoạt động của ban chỉ đạo khu vực phòng thủ huyện Sông Mã; xây dựng kế hoạch tổ chức giao nhận quân đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng nghi lễ, giao 122 công dân cho các đơn vị đảm bảo 100% chỉ tiêu giao, chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, củng cố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo đúng tỷ lệ quy đinh. Tổ chức thành công các cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ, diễn tập phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng.

Tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị với huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Thực hiện hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế cho huyện Mường Ét phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid.

2. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã

2.1. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã: 19 đơn vị (01 thị trấn; 18 xã)

2.2. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp: Không có

2.3. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: Không có.

2.4. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: 01 ĐVHC (thị trấn Sông Mã).

2.5. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp: 01 xã (xã Nà Nghịu).

III. HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp: Không có.

2. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp (01 ĐVHC: thị trấn Sông Mã)

2.1. Thị trấn Sông Mã

2.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù

Thị trấn Sông Mã thuộc khu vực miền núi.

Yếu tố đặc thù: Thị trấn Sông Mã là đô thị miền núi nên quy mô dân số của thị trấn Sông Mã phải đạt từ 4.000 người trở lên (áp dụng quy định tại Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính).

2.1.2. Diện tích tự nhiên: 4,31 km2 (đạt 31% so với tiêu chuẩn)

2.1.3. Quy mô dân số: 7.110 người (đạt 177,8% so với tiêu chuẩn)

2.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 1.991 người, chiếm tỷ lệ 28%

2.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng

- Thị trấn Sông Mã là thị trấn khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

- Thị trấn Sông Mã được phân loại là đơn vị hành chính cấp xã loại II.

2.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: thị trấn Sông Mã được bao quanh bởi xã Nà Nghịu.

2.1.7. Lịch sử hình thành và phát triển

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đầu năm 1976, Huyện ủy Sông Mã quyết định chuyển huyện lỵ từ nơi sơ tán (khu Cánh Kiến, bản Mung, xã Nà Nghịu) về địa điểm mới. Ngày 13/4/1977, Bộ trưởng phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 79-BT, theo đó thành lập thị trấn Sông Mã (thị trấn huyện lỵ huyện Sông Mã) trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Nà Nghịu. Khi mới thành lập, thị trấn Sông Mã gồm 3 hợp tác xã (HTX): HTX Biên Hòa, HTX Toàn Thắng và HTX Chế Biến. Đến cuối năm 1977, thực hiện chủ trương của huyện, thị trấn Sông Mã thành lập thêm 01 HTX Đoàn Kết. Năm 1978, HTX Đoàn Kết tách thành 02 HTX là HTX Đoàn Kết và HTX Vận tải - Bốc vác. Năm 1979, HTX Mua bán thị trấn được thành lập, năm 1983 HTX ngừng hoạt động; đến năm 1985 HTX tiếp tục hoạt động, tuy nhiên từ năm 1986 -1989 các HTX hầu hết hoạt động không hiệu quả, đến năm 1990 thì giải thể.

Cuối năm 1989, thị trấn Sông Mã thành lập 5 tiểu khu (Tiểu khu 1, Tiểu khu 2, Tiểu khu 3, Tiểu khu 4, Tiểu khu 5). Tháng 12/1993, thị trấn Sông Mã thành lập 20 tổ dân phố (Tổ dân phố 1, Tổ dân phố 2, Tổ dân phố 3, Tổ dân phố 4, Tổ dân phố 5, Tổ dân phố 6, Tổ dân phố 7, Tổ dân phố 8, Tổ dân phố 9, Tổ dân phố 10, Tổ dân phố 11, Tổ dân phố 12, Tổ dân phố 13, Tổ dân phố 14, Tổ dân phố 15, Tổ dân phố 16, Tổ dân phố 17, Tổ dân phố 18, Tổ dân phố 19, Tổ dân phố 20), tuy nhiên sau gần nửa năm hoạt động, 20 tổ dân phố lại được chuyển thành 5 tiểu khu.

Ngày 30/8/2005, UBND huyện Sông Mã ban hành Quyết định số 541/QĐ-UB, phê chuẩn cho thị trấn Sông Mã chia tách 5 tiểu khu thành 12 tổ dân phố (Tổ dân phố 1, Tổ dân phố 2, Tổ dân phố 3, Tổ dân phố 4, Tổ dân phố 5, Tổ dân phố 6, Tổ dân phố 7, Tổ dân phố 8, Tổ dân phố 9, Tổ dân phố 10, Tổ dân phố 11, Tổ dân phố 12).

Từ ngày 05/12/2019 đến nay, thực hiện nghị quyết 165/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc sáp nhập, đặt tên thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Sơn La (đợt 4), thì thị trấn Sông Mã sáp nhập 12 tổ dân phố thành 5 tổ dân phố (Tổ dân phố 1, Tổ dân phố 2, Tổ dân phố 3, Tổ dân phố 4, Tổ dân phố 5).

3. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp (01 ĐVHC: xã Nà Nghịu)

3.1. Xã Nà Nghịu

3.1.1. Thuộc khu vực; có yếu tố đặc thù

Xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã là đơn vị hành chính nông thôn thuộc khu vực miền núi, vùng cao; có 77,3% dân số là người dân tộc thiểu số nên quy mô dân số tối thiểu phải đạt là 1.250 người trở lên (vận dụng quy định tại Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13).

3.1.2. Diện tích tự nhiên: 101,68 km2 (đạt 203% so với tiêu chuẩn)

3.1.3. Quy mô dân số: 17.749 người (đạt 1.183,3% so với tiêu chuẩn)

3.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 13.719 người, chiếm tỷ lệ 77,3%

3.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng

- Xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã là xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

- Xã Nà Nghịu có 35 bản, trong đó 23 bản đặc biệt khó khăn của xã khu vực III theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, gồm: bản Thón, bản Nà Pàn, bản Xum Côn, bản Lươi Là, bản Mé Bon, bản Huổi Lìu, bản Phòng Sài, bản Tiền Phong, bản Hua Pàn, bản Co Phường, bản Ngu Hấu, bản Sào Và, bản Kéo, bản Lọng Lằn, bản Nong Lếch, bản Bom Phung, bản Huổi Cói, bản Nậm Ún, bản Mung, bản Nà Nghịu, bản Nà Hin, bản Phiêng Tòng, bàn Nà Pàn II (Năm  2022 sáp nhập bản Co Tòng và bản Phiêng Pồng thành bản Phiêng Tòng; bản Phiêng Tỏ vào bản Sào Và, lấy tên bản sau sáp nhập là bản Sào Và).

- Hưởng các chính sách theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phu về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

- Xã Nà Nghịu được phân loại là đơn vị hành chính cấp xã loại I.

3.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:

- Phía Bắc giáp với với xã Nậm Ty, huyện Sông Mã;

- Phía Đông giáp xã Chiềng Nơi, xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn;

- Phía Nam giáp xã Chiềng Khoong, thị trấn Sông Mã xã Huổi Một, huyện Sông Mã;

- Phía Tây giáp xã Nậm Mằn và xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã.

3.1.7. Lịch sử hình thành và phát triển:

Tháng 5 năm 1953, xã Nà Nghịu được thành lập. Khi thành lập, toàn xã có 24 bản, gồm: Nà Nghịu, Nà Lìu, Nà Pàn, Nà Nghiều, Pá Công (thuộc xã Huổi Một ngày nay), Xum Côn, Bản Mé, Nà Lươi, Nà Là, Púng Pán (Lê Hồng Phong ngày nay), Bản Địa, Nà Phòng, Nà Hin, Bản Kéo, Bản Thón, Huổi Cói, Ten Phát, Sào Và, Lạng Sàng, Mu Nâu, Co Má, Nặm Ún, Co Phường và Bản Đen (tức Phiêng Pồng ngày nay). Năm 1956, bản Ten Phát chuyển sang xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn.

Năm 1959, thành lập các bản: Bom Phung, Ngu Hấu, Hua Pàn, Huổi Sặng, Lọng Lằn, Phiêng Tỏ. Toàn xã có 29 bản, gồm: Nà Nghịu, Nà Lìu, Nà Pàn, Nà Nghiều, Pá Công (thuộc xã Huổi Một ngày nay), Xum Côn, Bản Mé, Nà Lươi, Nà Là, Púng Pán (Lê Hồng Phong ngày nay), Bản Địa, Nà Phòng, Nà Hin, Bản Kéo, Bản Thón, Huổi Cói, Sào Và, Lạng Sàng, Mu Nâu, Co Má, Nặm Ún, Co Phường, Bản Đen (tức Phiêng Pồng ngày nay), Bom Phung, Ngu Hấu, Hua Pàn, Huổi Sặng, Lọng Lằn, Phiêng Tỏ.

Năm 1960, toàn xã có 17/29 bản thành lập hợp tác xã; một số bản vùng cao như: Lọng Lằn, Ngu Hấu, Bom Phung, Lạng Sàng, Bản Địa, Nặm Ún, Phiêng Pồng thành lập tổ đổi công.

Năm 1964, thành lập các bản: Quyết Tiến, Lê Hồng Phong, Hưng Mai, Tiền Phong. Toàn xã có 33 bản, gồm: Nà Nghịu, Nà Lìu, Nà Pàn, Nà Nghiều, Pá Công (thuộc xã Huổi Một ngày nay), Xum Côn, Bản Mé, Nà Lươi, Nà Là, Púng Pán, Bản Địa, Nà Phòng, Nà Hin, Bản Kéo, Bản Thón, Huổi Cói, Sào Và, Lạng Sàng, Mu Nâu, Co Má, Nặm Ún, Co Phường, Bản Đen (Phiêng Pồng ngày nay), Bom Phung, Ngu Hấu, Hua Pàn, Huổi Sặng, Lọng Lằn, Phiêng Tỏ, Quyết Tiến, Lê Hồng Phong, Hưng Mai, Tiền Phong. Năm 1973, bản Lạng Sàng chuyển sang ĐVHC khác.

Năm 1978, Lâm trường Cánh Kiến Đỏ Sông Mã chính thức được thành lập với diện tích 6.000 ha, trải rộng từ bản Nà Hin lên các bản Nặm Ún, Co Mạ, Bản Mung của xã Nà Nghịu. Cuối năm 1991, Lâm trường Cánh kiến đỏ Sông Mã giải thể, chuyển giao cho Lâm trường Chiềng Khoong quản lý.

Năm 1995, xã Nà Nghịu thành lập thêm bản Nong Lếch. Ngày 28/4/2006, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 25/QĐ- UBND về việc chia tách bản Nà Nghịu thành bản: Nà Nghịu, Nà Nghịu II. Ngày 31/3/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 727/QĐ-UBND về việc thành lập bản Quyết Tâm, xã Nà Nghịu. Ngày 30/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1900/QĐ-UBND về việc thành lập bản Co Tòng, xã Nà Nghịu.

Ngày 27/12/2016, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 3076/QĐ- UBND về việc chia tách, thành lập 03 bản của xã Nà Nghịu, gồm:  bản Trại Giống thành bản Trại Giống và bản Tân Hợp; bản Nà Hin thành ban Nà Hin và bản Nà Hin II; bản Nà Pàn thành bản Nà Pàn và bản Nà Pàn II. Xã Nà Nghịu có 42 bản, gồm: Nà Hin, Phòng Sài, Bản Kéo, Bản Thón, Huổi Cói, Sào Và, Phiêng Tỏ, Lọng Lằn, Nong Lếch, Lê Hồng Phong, Quyết Tiến, Quyết Thắng, Nang Cầu, Hưng Mai, Trại Giống, Nà Nghịu, Nà Nghịu II, Nà Lìu, Xum Côn, Bản Mé, Bản Bon, Nà Lươi, Nà Là, Phiêng Pồng, Tiền Phong, Bản Mung, Tây Hồ, Co Phường, Bom Phung, Ngu Hấu, Nậm Ún, Co Mạ, Hua Pàn, Huổi Sẳng, Nà Pàn, Quyết Tâm, Cánh Kiến, Co Phèn, Co Tòng, Nà Pàn II, Nà Hin II, Tân Hợp.

Thực hiện Nghị quyết số 119/NQ-HĐND ngày 12/6/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc sáp nhập, đặt tên thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Sơn La (đợt 2), sáp nhập 6 bản thành 3 bản: bản Nà Là và bản Nà Lươi sáp nhập thành bản Lươi Là, bản Bon và bản Mé sáp nhập thành bản Mé Bon, bản Co Mạ và bản Nậm Ún sáp nhập thành bản Ún Mạ. Xã Nà Nghịu còn 39 bản.

Thực hiện Nghị quyết 165/NQ-HĐND ngày 5/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc sáp nhập, đặt tên thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Sơn La (đợt 4), sáp nhập 4 bản thành 2 bản: bản Nà Lìu và bản Huổi Sẳng thành bản Huổi Lìu, bản Ún Mạ và bản Co Phèn thành bản Nậm Ún. Xã Nà Nghịu còn 37 bản. Thực hiện Nghị quyết 134/NQ-HĐND ngày 8/11/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc sáp nhập, đặt tên thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Sơn La (đợt 5), sáp nhập 4 bản thành 2 bản: bản Phiêng Pồng và bản Co Tòng thành bản Phiêng Tòng, bản Phiêng Tỏ và bản Sào Và thành bản Sào Và.

Hiện nay, xã Nà Nghịu có 35 bản, gồm: Nà Hin, Phòng Sài, Bản Kéo, Bản Thón, Huổi Cói, Sào Và, Lọng Lằn, Nong Lếch, Lê Hồng Phong, Quyết Tiến, Quyết Thắng, Nang Cầu, Hưng Mai, Trại Giống, Nà Nghịu, Nà Nghịu II, Huổi Lìu, Xum Côn, Mé Bon, Lươi Là, Tiền Phong, Bản Mung, Tây Hồ, Co Phường, Bom Phung, Ngu Hấu, Hua Pàn, Nà Pàn, Quyết Tâm, Cánh Kiến, Nậm Ún, Phiêng  Tòng, Nà Pàn II, Nà Hin II, Tân Hợp.

(Số liệu về diện tích tự nhiên, quy mô dân số tính đến thời điểm ngày 31/12/2022)[4]

 

Phần III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP Xà CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: Không có

2. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp (sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính ĐVHC cấp xã nông thôn vào ĐVHC đô thị cấp xã)

Nhập, điều chỉnh diện tích tự nhiên 10,73 km2 và quy mô dân số 5.193 người của xã Nà Nghịu (có diện tích tự nhiên là 101,68 km2, đạt 203,4% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 17.749 người, đạt 1.183 % so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Sông Mã (có diện tích tự nhiên là 4,31 km2, đạt 30,8% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.110  người, đạt 177,8% so với tiêu chuẩn), cụ thể:

 Điều chỉnh 9 bản: Quyết Tiến (205 hộ, 690 người), Quyết Thắng (91 hộ, 335 người); Lê Hồng Phong (127 hộ; 470 người), Nang Cầu (92 hộ, 383 người), Hưng Mai (185 hộ, 739 người), Trại Giống (140 hộ, 486 người), Tân Hợp (118 hộ, 477 người), Nà Nghịu II (191 hộ, 817 người), Nà Nghịu (169 hộ, 721 người) và 1 phần bản Phòng Sài (21 hộ, 75 người) với tổng diện tích 10,73 km2 và 5.193 người của xã Nà Nghịu vào thị trấn Sông Mã.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính:

- Thị trấn Sông Mã là thị trấn huyện lỵ của huyện Sông Mã có diện tích tự nhiên chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (chỉ đạt 30,8% so với tiêu chuẩn). Trong khi đó, xã Nà Nghịu có diện tích tự nhiên lớn 101,68 km2 (đạt 203,4% tiêu chuẩn về diện tích) và dân số đông dân nhất huyện 18.205 người, (đạt 1.183,3% tiêu chuẩn về dân số), số lượng bản lớn (35 bản), trong đó có 23 bản đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp đây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 quy định: “Các đơn vị hành chính không thuộc phạm vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được khuyến khích thực hiện sắp xếp theo quy định tại Nghị quyết này để giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, giải quyết các vấn đề còn bất hợp lý về phân định địa giới đơn vị hành chính do biến động về địa chất, địa hình hoặc do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương”, việc điều chỉnh địa giới ĐVHC xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã vừa đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước về địa bàn, lãnh thổ.

- Việc điều chỉnh địa giới hành chính của xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 128 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi tại điểm b, khoản 2, Điều 57 Luật Quy hoạch năm 2017) như: Quy hoạch tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023; Quy hoạch chung thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 06/02/2023, trùng phạm vi khu vực dựu kiến được công nhận đạt đô thị loại V. Ngoài ra, việc mở rộng thị trấn Sông Mã cũng đảm bảo sự phù hợp với các loại quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, huyện.

- Về mặt thực tiễn, việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã là hết sức cần thiết, do thị trấn hiện tại có phạm vi không gian nhỏ, hẹp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới; mở rộng thị trấn góp phần đảm bảo các điều kiện về chức năng đô thị, quy mô diện tích tự nhiên, dân số; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; xây dựng hệ thống quốc phòng - an ninh vững chắc của huyện Sông Mã nói riêng và của toàn tỉnh, toàn vùng nói chung.

b) Kết quả sau sắp xếp thì thị trấn Sông Mã có:

- Diện tích tự nhiên 15,04 km2 (đạt 107,4% so với tiêu chuẩn): Đạt

- Quy mô dân số 12.303 người (đạt 307,6% so với tiêu chuẩn): Đạt

- Đánh giá các tiêu chuẩn còn lại theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC:

+ Phân loại đô thị: Hiện nay đang triển khai quy trình, dự kiến trước ngày 30/5/2024 sẽ được công nhận thị trấn Sông Mã (mở rộng) đạt tiêu chuẩn của đô thị loại V: Dự kiến đạt

+ Cơ cấu trình độ phát triển kinh tế - xã hội (theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15): Đạt

TT

Các chỉ tiêu đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Thực trạng

Đánh giá

1

Cân đối thu chi ngân sách

Tỷ đồng

Đủ

(Thu: 8,2 tỷ/Chi: 6,9 tỷ):

Đạt

2

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất

%

Đạt bình quân của huyện (22,4%)

2,7

Đạt

3

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp [5]

%

45,5

78,5

Đạt

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 5.989 người, chiếm tỷ lệ 48,67%.

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Bắc và phía Tây giáp xã Nà Nghịu; Phía Đông giáp xã Chiềng Khoong; Phía Nam giáp xã Huổi Một.

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Trụ sở của UBND thị trấn Sông Mã đang sử dụng hiện nay.

Như vậy, thị trấn Sông Mã (mở rộng) sau khi sắp xếp đã đạt 03/04 tiêu chuẩn của thị trấn quy định tại Điều 9 Nghị quyết số Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn 01/04 tiêu chuẩn về công nhận loại đô thị loại V (thị trấn Sông Mã mở rộng) đang triển khai thực hiện thực hiện đồng thời với Đề án điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã (dự kiến Đạt).

c) Kết quả sau sắp xếp thì xã Nà Nghịu còn lại có:

- Diện tích tự nhiên 90,95 km2 (đạt 181,9 % so với tiêu chuẩn)

- Quy mô dân số 12.556 người (đạt 837,1% so với tiêu chuẩn)

- Số dân là người dân tộc thiểu số khoảng 9.721 người, chiếm tỷ lệ 77,4%.

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Chiềng Nơi và xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn; Phía Tây giáp xã Nậm Mằn và xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã; Phía Nam giáp xã Chiềng Khoong, xã Huổi Một và thị trấn Sông Mã; Phía Bắc giáp xã Nậm Ty, huyện Sông Mã.

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Trụ sở UBND xã Nà Nghịu đang sử dụng hiện nay.

II. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP Xà HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã không có đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số của ĐVHC cấp xã theo quy định.

III. SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ SAU SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC

Huyện Sông Mã không thay đổi về số lượng ĐVHC cấp xã trực thuộc so với trước khi sắp xếp, cụ thể như sau:

1. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã trước khi sắp xếp: 19 đơn vị (gồm 01 thị trấn và 18 xã).

2. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp: 19 đơn vị (gồm 01 thị trấn và 18 xã).

3. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm do sắp xếp: Không có

Phần IV

 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước

1.1. Tác động tích cực

Thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, có quy mô diện tích tự nhiên, dân số phù hợp với khả năng, năng lực quản lý của chính quyền cơ sở; tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, giao dịch hành chính của công dân, tổ chức trên địa bàn (do thị trấn hiện nay có quy mô nhỏ trong khi xã Nà Nghịu có quy mô quá lớn cả về diện tích và dân số).

 - Mở rộng địa giới hành chính thị trấn Sông Mã là phù hợp với hiện trạng phát triển, là bước đi hợp lý hóa công tác quản lý nhà nước với thực tiễn, do hiện nay khu vực này cơ bản đã có sự phát triển, mang một phần hình thái đô thị nên cần được quản lý như đối với khu vực đô thị thị trấn hiện hữu, trong đó đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, văn hóa, văn minh đô thị. Phần còn lại của xã Nà nghịu có trình độ phát triển tương đồng, tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước như đối với đơn vị hành chính nông thôn.

- Quy mô diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu sau điều chỉnh đều đạt tiêu chuẩn theo quy định. Thị trấn được mở rộng không gian, tạo điều kiện để các cơ quan quản lý thực hiện đồng bộ, có hệ thống về công tác quy hoạch, đầu tư phát triển.

1.2. Tác động tiêu cực

- Thị trấn Sông Mã sau khi được mở rộng cần một nguồn lực đầu tư rất lớn để phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ngoài việc huy động nguồn lực từ xã hội thì cần nguồn vốn đầu tư lớn của Nhà nước trong khi ngân sách tỉnh, huyện còn hạn hẹp.

- Việc điều chỉnh địa giới hành chính dẫn đến phát sinh nhiều công việc, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn như: việc hưởng các chính sách đặc thù, thay đổi địa chỉ, giấy tờ....

2. Tác động về kinh tế - xã hội

2.1. Tác động tích cực

- Thị trấn hiện tại có địa hình phân hóa, quỹ đất bằng ít, việc mở rộng thị trấn giúp tăng quỹ đất để thực hiện công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; là tiền đề, cơ sở để huy động tối đa nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thúc đẩy các loại hình sản xuất kinh doanh phát triển, sớm đưa Sông Mã trở thành một đô thị hiện đại, đủ điều kiện trở thành đô thị loại IV trong tương lai không xa.

- Mở rộng đô thị tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, dần giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế có trình độ cao, từng bước đưa Sông Mã trở thành một trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật của tiểu vùng phía Tây tỉnh Sơn La.

- Việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị trấn góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là khu vực được được điều chỉnh vào thị trấn. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động đầu tư gia tăng sẽ tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho người dân, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Ngoài ra, việc thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế - xã hội giúp tăng thu ngân sách của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho phúc lợi, an sinh xã hội.

- Đối với xã Nà Nghịu, người dân trên địa bàn xã, đặc biệt là khu vực giáp ranh Thị trấn về lâu dài được hưởng lợi do thị trấn có cơ hội phát triển mạnh về mặt kinh tế - xã hội sẽ tạo ra lực hút, thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện và các vùng lân cận.

2.2. Tác động tiêu cực

Không có nhiều tác động tiêu cực khi điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị trấn Sông Mã, chủ yếu liên quan người dân và doanh nghiệp trên địa bàn phát sinh những chi phí đi lại, chi phí thời gian đến làm việc tại các cơ quan nhà nước... để thay đổi tên, địa chỉ, thông tin... trên bảng biển, trên các giấy tờ liên quan. Đối với xã Nà Nghịu, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã còn lại 26 bản, trong đó có đến 23 bản đặc biệt khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã.

3. Tác động về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội

3.1. Tác động tích cực

- Diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu sau điều chỉnh hài hòa, phù hợp hơn để xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh. Địa bàn thị trấn được mở rộng tạo thuận lợi cho công tác xây dựng kế hoạch phòng thủ, tác chiến tại địa phương, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền được nhanh chóng, thống nhất, hiệu quả; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh chặt chẽ hơn.

- Khu vực điều chỉnh về thị trấn là khu vực hiện nay đang có sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế, tiềm ẩn những phát sinh mới về an ninh, trật tự. Việc điều chỉnh về thị trấn Sông Mã giúp tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về mọi mặt, trong đó có đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tốt hơn.

3.2. Tác động tiêu cực

Sự gia tăng dân số cơ học, người từ các địa phương khác với nhiều thành phần đến hợp tác, làm ăn, sinh sống; tốc độ đô thị hóa tại thị trấn tăng nhanh, thu hút đầu tư kinh doanh trên địa bàn; các dịch vụ kinh doanh như nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn... phát triển ngày càng nhiều, tiềm ẩn những phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn.

4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

4.1. Tác động tích cực

Hiện nay, quy mô diện tích, dân số của xã Nà Nghịu quá lớn, việc giải quyết, chế độ, chính sách, đáp ứng các dịch vụ công đôi khi quá tải. Vì vậy, điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã căn bản tác động rất tích cực đến cải cách thủ tục hành chính và đặc biệt là giải quyết chế độ, chính sách, cung cấp các dịch vụ công đối với công dân và doanh nghiệp. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phần việc về giải quyết chế độ, chính sách, cung cấp dịch vụ công cho người dân trong khu vực điều chỉnh (hơn 5.000 người) được chuyển sang để cán bộ, công chức thị trấn xử lý, giải quyết.

Ngoài ra, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, máy móc thiết bị được tập trung đầu tư cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để việc cung cấp dịch vụ công, phục vụ nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.

4.2. Tác động tiêu cực

Việc điều chỉnh phạm vi quản lý đơn vị hành chính của thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu dẫn đến việc điều chỉnh phạm vi nhiệm vụ của chính quyền cơ sở, của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, phát sinh các thủ tục hành chính và phần nào ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công trong giai đoạn đầu sau sáp nhập, đặc biệt đối với người dân trong khu vực điều chỉnh.

II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Những thuận lợi

- Sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã là nhiệm vụ được triển khai trong cả nước, được sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương nên có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành đồng bộ, khoa học từ trung ương đến địa phương như: Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQCP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã 2023-2025. Những văn bản này vừa là cơ sở pháp lý nhưng đồng thời cũng là những tài liệu hướng dẫn để các địa phương có thể tổ chức thực hiện hiệu quả việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 cũng như giai đoạn 2026-2030.

- Đối với việc mở rộng thị trấn Sông Mã: cấp ủy, chính quyền từ tỉnh Sơn La đến huyện Sông Mã đã có sự quan tâm, định hướng mở rộng đô thị từ sớm (năm 2019) nên đã có những chỉ đạo trong quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị bài bản, tuyên truyền trong nhân dân để thực hiện được mục tiêu đề ra. Cụ thể, ngày 02/10/2019, Tỉnh ủy Sơn La có Kết luận số 742/KL-TU về việc điều chỉnh địa giới hành chính của đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La; ngày 08/10/2021 UBND tỉnh Sơn La ban hành Văn bản số 3367/UBND-NC về việc xây dựng Đề án thành lập và điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng đô thị; việc mở rộng đô thị Sông Mã cũng được đưa vào Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 09/7/2020 của Đại hội Đảng bộ huyện Sông Mã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Mở rộng thị trấn Sông Mã phù hợp với Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg; phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đến năm 2035, được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 179/QĐ-UBND.

- Quá trình xây dựng chủ trương, tổ chức các bước, thủ tục để điều chỉnh địa giới xã Nà Nghịu, mở rộng thị trấn Sông Mã luôn được sự quan tâm, đồng thuận cao của nhân dân, đặc biệt là nhân dân sinh sống trong khu vực điều chỉnh.

2. Những khó khăn, vướng mắc

- Quá trình nghiên cứu, khảo sát để lựa chọn phương án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính để vừa đảm bảo mở rộng đô thị trung tâm huyện, vừa đảm bảo nguồn lực để xã Nà Nghịu có dư địa phát triển, vừa đảm bảo tiêu chuẩn đơn vị hành chính trong điều kiện địa hình bị chia cắt gặp nhiều khó khăn.

- Mặc dù tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã có chủ trương, định hướng mở rộng thị trấn Sông Mã từ năm 2019, nhưng sau năm 2021 các cấp chính quyền mới có điều kiện để tiến hành tổ chức thực hiện; trong quá trình triển khai, địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quy trình tổ chức thực hiện. Mặt khác, thời điểm từ năm 2021 đến năm 2022 là thời kỳ các văn bản của trung ương về sắp xếp giai đoạn 2019-2021 đã hết hiệu lực, trong khi đó chưa có văn bản về chủ trương, định hướng, lộ trình sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn mới.

- Việc triển khai quy hoạch chung đô thị, các quy hoạch khác, mặc dù đã có sự gắn kết với định hướng sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC nhưng quá trình tổ chức thực hiện đôi lúc còn chưa nhịp nhàng, hiệu quả.

3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

- Địa hình bị chia cắt gây khó khăn cho việc xây dựng phương án điều chỉnh địa giới ĐVHC là nguyên nhân khách quan.

- Việc triển khai sắp xếp, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính từ năm 2016 (sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, 1211/2016/UBTVQH13) phải được tổ chức thực hiện theo quy trình chặt chẽ, đồng bộ hơn giai đoạn trước đây nên gây những khó khăn, lúng túng cho địa phương khi tổ chức thực hiện, đặc biệt là liên quan đến sắp xếp, mở rộng ĐVHC đô thị.

- Hiện nay xã Nà Nghịu là xã vùng III, một số bản là bản đặc biệt khó khăn, cán bộ, công chức và dân của khu vực điều chỉnh đang được hưởng những chính sách đặc thù riêng nhưng khi chuyển về thị trấn, cán bộ nhân dân có tâm tư có thể sẽ không còn được hưởng những chính sách này nữa.

4. Giải pháp khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thứ nhất, Huyện ủy, UBND huyện nghiên cứu chi tiết, quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản về chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã nhận thức được sâu sắc sự cần thiết, lợi ích, mục tiêu chiến lược, đúng đắn khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã. Từ đó, Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục có những chỉ đạo sâu sát đến từng cơ quan, đơn vị, ĐVHC trực thuộc tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức về ý nghĩa thiết thực của việc mở rộng thị trấn Sông Mã.

Thứ hai, vận dụng chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã vào thực tế địa phương để xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức thực hiện các nội dung công việc một cách đồng bộ, hệ thống, đảm bảo quy trình và sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thứ ba, thực hiện khảo sát chi tiết trên thực địa, đảm bảo sự phù hợp về tự nhiên, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa - xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định... Đồng thời, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân khi xây dựng phương án điều chỉnh địa giới ĐVHC với mục tiêu cao nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Thứ tư, triển khai công tác quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, đánh giá phân loại đô thị đối với đô thị thị trấn Sông Mã mở rộng; xây dựng Đề án điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã theo đúng lộ trình, trình tự quy định.

Thứ năm, cấp ủy, chính quyền quyết liệt trong công tác tuyên truyền, đã tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặc biệt là những người trực tiếp liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính. Mặt khác, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết các vấn đề về chế độ, chính sách đặc thù. Trong quá trình thực hiện, luôn thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động để có giải pháp giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý.

Thứ sáu, huy động tối đa các nguồn lực xã hội, nguồn lực nhà nước, hỗ trợ, tạo điều kiện để các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp trên địa bàn sớm ổn định để phát triển kinh tế xã hội, hoạt động quản lý nhà nước nhanh chóng được trơn tru và hoạt động hiệu quả.

III. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Kế hoạch và lộ trình thực hiện

a) Năm 2023

- Hoàn thành Quy hoạch chung thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đến năm 2035; xây dựng Chương trình phát triển đô thị thị trấn Sông Mã phù hợp với quy hoạch; tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo tiêu chí đô thị đối với thị trấn khi tiến hành lập hồ sơ đánh giá, phân loại đô thị.

- Hoàn thiện phương án sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC trình cấp có thẩm quyền, làm cơ sở để triển khai, hoàn thiện Đề án theo quy trình, quy định.

- Triển khai xây dựng Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã”

b) Năm 2024

- Hoàn thành Chương trình phát triển đô thị thị trấn Sông Mã; Lập hồ sơ đánh giá, phân loại đô thị loại V đối với thị trấn Sông Mã mở rộng (theo phạm vi quy hoạch chung đô thị) trình UBND tỉnh xem xét, quyết định công nhận.

- Hoàn thành Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã”; lấy ý kiến nhân dân, trình thông qua HĐND cấp xã, cấp huyện; Trình Đề án đến cấp có thẩm quyền.

- Sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính: tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức; giải quyết chế độ, chính sách đặc thù theo quy định; thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của tổ chức, cá nhân do thay đổi địa giới, tên gọi đối với khu vực chuyển từ xã Nà Nghịu vào thị trấn Sông Mã.

c) Năm 2025

- Công bố các nội dung liên quan điều chỉnh địa giới ĐVHC trên địa bàn huyện theo Nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành; chuẩn bị các điều kiện, triển khai các nhiệm vụ để tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030;

- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của tổ chức, cá nhân do thay đổi địa giới, tên gọi.

- Hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại khu vực điều chỉnh từ xã Nà Nghịu về Thị trấn.

- Phối hợp triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện

Kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện thực hiện theo khoản 1, Điều 22 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15: Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để thực hiện xây dựng phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức tuyên truyền, vận động; tổ chức lấy ý kiến cử tri; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; hoạt động kiến thiết thị chính và các nhiệm vụ cần thiết khác do sắp xếp đơn vị hành chính.”

Nguồn kinh phí: do ngân sách tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.

IV. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp đơn vị hành chính

Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện tuân thủ nguyên tắc thống nhất, gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.

1.1. Tổ chức Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

a) Tổ chức Đảng

Chuyển 11 chi bộ, 195 đảng viên (trong đó: Quyết Tiến 11 đảng viên, Quyết Thắng 07 đảng viên, Lê Hồng Phong 11 đảng viên, Nang Cầu 12 đảng viên, Hưng Mai 18 đảng viên, Trại Giống 28 đảng viên, Tân Hợp 27 đảng viên, Nà Nghịu II 22 đảng viên, Nà Nghịu 35 đảng viên, trường tiểu học Hương Nghịu 21 đảng viên, chi bộ Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Sông Mã 3 đảng viên) từ xã Nà Nghịu về thị trấn Sông Mã sinh hoạt.

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

- Tại xã Nà Nghịu, Ủy viên Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã đang cư trú tại 09 bản và 1 phần bản Phòng Sài dự kiến sáp nhập vào thị trấn Sông Mã (07 người) đương nhiên không còn là Ủy viên Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (theo khoản 3 Điều 8 Điều lệ Mặt trận tổ quốc Việt Nam).

- Tại thị trấn Sông Mã, sau khi sáp nhập trong nhiệm kỳ Đại hội, nếu cần tăng thêm Ủy viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Sông Mã có quyền cử bổ sung một số Ủy viên nhưng không vượt quá 10% tổng số Ủy viên đã được Đại hội cử ra (theo khoản 4 Điều 8 Điều lệ Mặt trận tổ quốc Việt Nam) Hiện nay thị trấn Sông Mã đang thực hiện 31 Ủy viên, như vậy nếu UBND thị trấn bổ sung Ủy viên sẽ không quá 03 người..

c) Các Đoàn thể chính trị - xã hội

Đoàn TNCS HCM sắp xếp tương ứng với địa giới hành chính sau khi điều chỉnh. Ban Thường vụ Huyện đoàn thống nhất với Đảng ủy xã, thị trấn chỉ đạo việc chuyển giao Chi đoàn TNCS HCM ở các bản, Chi đoàn tại các tổ chức được điều chỉnh về thị trấn.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh của đơn vị hành chính cấp xã sắp xếp tương ứng với địa giới hành chính sau điều chỉnh. Ban Thường vụ cấp trên trực tiếp (huyện Sông Mã) thống nhất với Đảng ủy xã, thị trấn chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức hội tại các khu vực điều chỉnh địa giới hành chính về thị trấn.

1.2. Tổ chức chính quyền địa phương

a) Đại biểu HĐND

Đại biểu HĐND của xã, thị trấn sau khi điều chỉnh địa giới, thực hiện theo Điều 137 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể:

- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn: Giữ nguyên cơ cấu, nhân sự đại biểu HĐND thị trấn trước khi điều chỉnh và tăng thêm 02 đại biểu chuyển từ xã Nà Nghịu sang thị trấn Sông Mã.

- Đại biểu HĐND còn lại của xã Nà Nghịu (sau điều chỉnh địa giới ĐVHC) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ 2021-2026.

b) Thành viên Ủy ban nhân dân xã: Giữ nguyên cơ cấu số lượng thành viên UBND xã, thị trấn.

c) Tổ chức sắp xếp các trường học tương ứng với địa giới hành chính sau điều chỉnh. Theo đó: Chuyển toàn bộ trường Tiểu học Hương Nghịu xã Nà Nghịu (15 lớp) về thị trấn Sông Mã; chuyển 02 điểm trường mầm non Ánh Dương xã Nà Nghịu (8 lớp) thành điểm trường Mầm non Thị trấn Sông Mã quản lý. Giữ nguyên hiện trạng hoạt động dạy và học để không ảnh hưởng đến việc di chuyển của học sinh, đảm bảo chất lượng dạy và học; sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở vật chất hiện có của các trường.

- Đối với điểm trường mầm non Ánh Dương xã Nà Nghịu: Chuyển các điểm trường mầm non Ánh Dương xã Nà Nghịu (8 lớp) thành điểm trường mầm non Thị trấn quản lý, khi đó trường mầm non Thị trấn có tổng số lớp (tính năm học 2023 - 2024) là 29 lớp, vượt 09 lớp so với quy mô tối đa của trường mầm non quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đối với trường Tiểu học Hương Nghịu xã Nà Nghịu: chuyển toàn bộ trường Tiểu học Hương Nghịu xã Nà Nghịu  hiện nay (15 lớp) về Thị trấn quản lý (Thị trấn Sông Mã sẽ tăng thêm 01 trường Tiểu học).

1.3. Lực lượng công an xã: Lực lượng công an xã, thị trấn không thay đổi về cơ cấu tổ chức.

2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính

2.1. Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

a) Tổng số cán bộ, công chức của xã Nà Nghịu và thị trấn Sông Mã được UBND huyện giao tại Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 12/01/2024 về việc giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sông Mã: 42 người (trong đó xã Nà Nghịu: 22 người,; thị trấn Sông Mã: 20 người);

b) Tổng số cán bộ, công chức của xã Nà Nghịu và thị trấn Sông Mã hiện tại là: 41 người (xã Nà Nghịu 22 người, thị trấn Sông Mã 19 người).

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, số lượng cán bộ, công chức cấp xã xã Nà Nghịu, thị trấn Sông Mã tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 27/QĐ-UBND là: 42 người.

2.2. Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã

a) Tổng số người hoạt động không chuyên trách cấp xã của xã Nà Nghịu và thị trấn Sông Mã là: 20 người (xã Nà Nghịu: 11 người; thị trấn Sông Mã: 09 người).

b) Tổng số người hoạt động không chuyên trách cấp xã của 2 ĐVHC sau khi điều chỉnh địa giới theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ: 26 người.

Như vậy, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã, số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại từng ĐVHC thực hiện theo Nghị quyết số 274/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh và văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Sông Mã.

2.3. Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp thôn, bản:

+ Đối với thị trấn Sông Mã: giữ nguyên số lượng và cơ cấu tại các tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 5  tăng thêm 70 người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở bản sau khi sáp nhập 9 bản của xã Nà Nghịu vào thành 5 tổ dân phố của Thị trấn Sông Mã.

Đối với xã Nà Nghịu: Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở bản và những người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở 09 bản thuộc xã Nà Nghịu khi thực hiện điều chỉnh sáp nhập thành các tổ dân phố của thị trấn Sông Mã, giảm 112 người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở bản (Bí thư chi bộ đồng thời là Trưởng bản: 9; Trưởng ban công tác mặt trận: 9; Phó Bí thư chi bộ: 9; Chi ủy viên 15; Bản đội trưởng: 9; Công an viên: 9; Thú y bản: 7; Bí thư chi đoàn TNCS Hồ chí Minh: 9; Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ: 9; Chi hội trưởng chi Hội Nông dân: 9; Chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh: 9; Chi hội trưởng chi hội Người Cao tuổi: 9). Sau sắp xếp đơn vị hành chính, sẽ thực hiện quy trình chỉ định, bầu, bổ nhiệm mới và bố trí sắp xếp để đảm bảo theo quy định của HĐND tỉnh.

2.4. Đối với viên chức

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính hành chính, không có viên chức dôi dư. Việc bố trí, sắp xếp viên chức thực hiện theo quy định của Luật Viên chức, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12.5. Đối với lực lượng công an xã

Biên chế lực lượng công an của 2 xã cơ bản không thay đổi. Việc sắp xếp, bố trí lực lượng công an xã thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ, Thông tư số 46/2021/TT-BCA ngày 05/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an.

V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC CẤP XÃ

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã, các cơ quan, đơn vị tiếp tục sử dụng trụ sở, tài sản công như hiện tại, không có trụ sở, tài sản công dôi dư.

1. Đối với thị trấn Sông Mã

- Trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND thị trấn; trạm y tế; Trụ sở công an thị trấn; trường THCS; trường tiểu học; trường mầm non; nhà văn hóa…trên địa bàn thị trấn hiện nay tiếp tục được sử dụng sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.

- Nhà văn hóa của các thôn, bản (điều chỉnh từ xã Nà Nghịu về thị trấn Sông Mã) tiếp tục do cư dân các thôn, bản này sử dụng và được chuyển giao về thị trấn Sông Mã quản lý.

- Chuyển toàn bộ trụ sở, cơ sở vật chất tại 02 điểm trường bản Nà Nghịu và bản Quyết Tiến của trường mầm non Ánh Dương (8 lớp) về trường Mầm non thị trấn quản lý. Giữ nguyên hoạt động tuyển sinh, hoạt động dạy và học cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường Tiểu học Hương Nghịu xã Nà Nghịu, sau khi được điều chuyển về thị trấn Sông Mã tiếp tục sử dụng trụ sở, cơ sở vật chất như hiện nay. Giữ nguyên hoạt động tuyển sinh, hoạt động dạy và học cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đối với xã Nà Nghịu

- Trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND; trạm y tế; trường PTDTBT THCS Nà Nghịu; trường PTDTBT Tiểu học Nà Nghịu, trường Tiểu học Bản Mé xã Nà Nghịu; trường mầm non Ánh Dương xã Nà Nghịu… không nằm trong trong khu vực điều chỉnh nên vẫn giữ nguyên như hiện nay, không phải đầu tư xây dựng mới. Trụ sở Công an xã Nà Nghịu hiện nay chưa được xây dựng nhưng đã được bố trí quỹ đất để xây dựng trong tương lai.

- Một số nhà văn hóa bản (06 nhà), 02 điểm trường của trường Mầm non Ánh Dương xã Nà Nghịu; trường Tiểu học Hương Nghịu xã Nà Nghịu chuyển sang địa bàn thị trấn quản lý.

VI. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI

1. Hiện trạng các chính sách đặc thù đang được hưởng

- Hưởng chế độ chính sách đặc thù theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025: Thị trấn Sông Mã, xã Nà Nghịu.

- Hưởng chế độ chính sách đặc thù theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Thị trấn Sông Mã, xã Nà Nghịu.

- Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: Thị trấn Sông Mã là thị trấn khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã Nà Nghịu là xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hưởng các chế độ chính sách đặc thù theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: Xã Nà Nghịu có 23 bản (bản Thón, bản Nà Pàn, bản Xum Côn, bản Lươi Là, bản Mé Bon, bản Huổi Lìu, bản Phòng Sài, bản Tiền Phong, bản Hua Pàn, bản Co Phường, bản Ngu Hấu, bản Sào Và, bản Phiêng Tòng, bản Kéo, bản Lọng Lằn, bản Nong Lếch, bản Bom Phung, bản Huổi Cói, bản Nậm Ún, bản bản Mung, bản Nà Nghịu, bản Nà Hin, bàn Nà Pàn II).

- Hưởng chế độ chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030: xã Nà Nghịu.

- Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phu về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: xã Nà Nghịu.

- Phân loại đơn vị hành chính: thị trấn Sông Mã là đơn vị hành chính cấp xã loại II; xã Nà Nghịu là ĐVHC cấp xã loại I.

2. Phương án và lộ trình thực hiện các chế độ chính sách đặc thù đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp

2.1. Phương án thực hiện

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Sơn La. UBND huyện tổ chức thực hiện việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù theo các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

 a) Thực hiện chế độ chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia đối với đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp

- Đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố thuộc đối tượng đang được hưởng chế độ, chính sách đặc thù của các Chương trình mục tiêu quốc gia, sau khi sắp xếp thì các xã, thôn, bản, tổ dân phố tiếp tục thực hiện chế độ chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia như trước thời điểm sắp xếp cho đến khi hết thời hạn của Chương trình.

 - Đối với đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố thuộc đối tượng đang hưởng chế độ, chính sách theo một hoặc nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia sắp xếp với đơn vị hành chính không thuộc đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia thì tại khu vực đang hưởng chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được hưởng như trước thời điểm sắp xếp cho đến khi cấp có thẩm quyền ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc cho đến hết thời hạn của Chương trình.

- Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã báo cáo UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện chế độ chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia tại các đơn vị hành chính sau điều chỉnh địa giới.

b) Việc công nhận đơn vị hành chính cấp xã khu vực I, khu vực II, khu vực III, thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- UBND huyện Sông Mã báo cáo UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, đánh giá đối với thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính) nếu đủ điều kiện theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định, gửi Ủy ban dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực III, khu vực II hoặc khu vực I theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị quyết 35/2023/NQ-UBTVQH.

- Đối với các bản của Nà Nghịu là các bản đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sau khi điều chỉnh về thị trấn Sông Mã thì UBND huyện Sông Mã báo cáo UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, đánh giá nếu đủ điều kiện theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định, gửi Ủy ban dân tộc đề quyết định theo thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị quyết 35/2023/NQ-UBTVQH.

c) Việc phân loại đơn vị hành chính sau sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính

Việc phân loại đơn vị hành chính sau điều chỉnh địa giới hành chính (thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu) được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

2.2. Lộ trình thực hiện

Trong thời gian 03 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành rà soát, công nhận theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định, công nhận việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính hình hành sau sắp xếp.

Trong thời gian kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành đến ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định mới về việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thì người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang... được hưởng các chế độ chính sách đặc thù theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 35/2023/NQUBTVQH15.

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

Việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã là nhiệm vụ chính trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh trật tự, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Vì vậy, để thực hiện thành công nhiệm vụ này, đòi hỏi sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, thống nhất cao của Nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là nhân dân thị trấn Sông Mã, xã Nà Nghịu và trực tiếp là nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc điều chỉnh địa giới hành chính. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã như sau:

1. Phòng Nội vụ

- Chủ trì tham mưu UBND huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng  Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã”.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân thị trấn Sông Mã, xã Nà Nghịu về trình tự, thủ tục tổ chức lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP. Tham mưu UBND huyện báo cáo UBND tỉnh, HĐND huyện về kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn huyện.

- Trình HĐND huyện thông qua Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã”; tham mưu UBND huyện trình UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền các thủ tục, hồ sơ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, điều chỉnh ĐGHC cấp xã trên địa bàn huyện.

- Tham mưu UBND huyện trong việc tổ chức công bố Nghị quyết về sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC trên địa bàn huyện; tham mưu UBND huyện theo trình tự thủ tục để sắp xếp tổ chức, nhân sự, thực hiện chế độ chính sách đối với tổ chức, cá nhân liên quan và tham mưu các nội dung khác có liên quan.

 2. Phòng Kinh tế - Hạ tầng

- Chủ trì tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch chung xây dựng đô thị thị trấn Sông Mã đến năm 2035; lập Chương trình phát triển đô thị thị trấn Sông Mã đến năm 2030, trình Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì tham mưu UBND huyện thực hiện lập Hồ sơ phân loại đô thị thị trấn Sông Mã mở rộng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận thị trấn Sông Mã mở rộng là đô thị loại V.

- Phối hợp với Phòng Nội vụ và các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025 và các nhiệm vụ liên quan.

 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Chủ trì tham mưu UBND huyện rà soát, thống kê kiểm đếm trụ sở, tài sản công để báo cáo cấp có thẩm quyền sắp xếp lại, xử lý theo quy định của pháp luật sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp ĐVHC.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn huyện và các nhiệm vụ liên quan.

4. Công an huyện

- Cung cấp số liệu về dân số, dân tộc trên địa bàn huyện phục vụ xây dựng Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã”;

- Thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan cho Nhân dân sau điều chỉnh.

- Tổ chức thực hiện các chương trình công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, cả trong quá trình thực hiện các công tác, thủ tục trình cấp thẩm quyền về sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC và sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp ĐVHC.

5. Phòng Văn hóa - Thông tin

- Phối hợp với Phòng Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời định hướng nội dung tuyên truyền, cung cấp thông tin về thực hiện sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC trên địa bàn huyện theo chủ trương, định hướng của cấp có thẩm quyền.

- Đôn đốc, định hướng chỉ đạo Trung tâm truyền thông văn hóa huyện đăng tải các tin, bài tuyên truyền với nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin, truyền thông; tuyên truyền về chủ trương thực hiện sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC tới Nhân dân trên địa bàn huyện.

6. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện

Phối hợp, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã.

7. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu

- Phối hợp với Phòng Nội vụ, phòng Kinh tế - Hạ tầng, các cơ quan liên quan cung cấp số liệu, thông tin cần thiết trong phạm vi, quyền hạn được giao để xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị, đánh giá phân loại đô thị và Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã”.

- Tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn xã, thị trấn; tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri báo cáo UBND huyện; xây dựng báo cáo, tờ trình trình HĐND cấp xã ban hành Nghị quyết thông qua nội dung Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã”.

- Chấp hành, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh (trong đó có điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã).

8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Phối hợp chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương và phương án sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC trên địa bàn huyện để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện

Chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội huyện hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thị trấn Sông Mã, xã Nà Nghịu tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống tổ chức Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên; vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và Nhân dân tại các địa phương thực hiện lấy ý kiến cử tri, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong quá trình tổ chức lấy ý kiến Nhân dân.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

“Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã” nhằm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Mặt khác, việc điều chỉnh mở rộng địa giới thị trấn Sông Mã phù hợp với định hướng, chủ trương của cấp ủy, chính quyền huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La và mong muốn của Nhân dân trên địa bàn, nhằm đảm bảo các điều kiện về chức năng đô thị, mở rộng không gian phát triển đô thị thị trấn Sông Mã đồng bộ, hiện đại, phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân thị trấn Sông Mã nói riêng và của huyện Sông Mã nói chung.

Điều chỉnh địa giới ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện Sông Mã nhằm đảm bảo tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo quy định, tạo điều kiện cho công tác quy hoạch, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã, thị trấn có điều chỉnh địa giới nói riêng và trên địa bàn huyện Sông Mã nói chung.  

2. Kiến nghị, đề xuất

Thực hiện Chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã xây dựng Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nà Nghịu để mở rộng thị trấn Sông Mã” nhằm thực hiện sắp xếp, điều chỉnh địa giới ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện Sông Mã giai đoạn 2023-2025.

Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã kính trình UBND tỉnh xem xét, trình các cấp có thẩm quyền quyết định./.

   

 

PHỤ LỤC 1. THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN SÔNG MÃ

TT

Tên đơn vị
hành chính

Thuộc ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù khác (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Số người

Tỷ lệ

Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dân số (người)

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

Thị trấn Sông Mã

Sông Mã

x

1.991

28,0

4,31

30,8

7.110

177,8

2

Xã Chiềng Khương

Sông Mã

x

8.489

64,0

85,61

171,2

13.272

758,4

3

Xã Mường Hung

Sông Mã

x

8.996

87,2

93,87

187,7

10.316

825,3

4

Xã Mường Cai

Sông Mã

x

6.323

99,1

151,77

303,5

6.383

638,3

5

Xã Chiềng Cang

Sông Mã

x

12.052

89,8

132,22

264,4

13.418

1.073,4

6

Xã Chiềng Khoong

Sông Mã

x

12.164

77,4

102,10

204,2

15.711

1.047,4

7

Xã Huổi Một

Sông Mã

x

7.968

97,9

140,16

280,3

8.139

813,9

8

Xã Nà Nghịu

Sông Mã

x

13.719

77,3

101,68

203,4

17.749

1.183,3

9

Xã Nậm Ty

Sông Mã

x

9.964

99,2

128,24

256,5

10.043

1.004,3

10

Xã Chiềng Sơ

Sông Mã

x

8.557

94,2

60,66

121,3

9.083

908,3

11

Xã Yên Hưng

Sông Mã

x

7.337

95,9

79,65

159,3

7.647

764,7

12

Xã Đứa Mòn

Sông Mã

x

8.864

99,7

133,98

268,0

8.887

888,7

13

Xã Chiềng En

Sông Mã

x

6.808

99,5

66,18

132,4

6.845

684,5

14

Xã Chiềng Phung

Sông Mã

x

5.876

99,4

73,65

147,3

5.909

590,9

15

Xã Bó Sinh

Sông Mã

x

5.605

99,6

62,31

124,6

5.625

562,5

16

Xã Mường Sai

Sông Mã

x

4.846

98,1

64,21

128,4

4.939

493,9

17

Xã Nậm Mằn

Sông Mã

x

3.543

99,8

100,49

201,0

3.550

355,0

18

Xã Mường Lầm

Sông Mã

x

5.718

95,6

33,12

66,2

5.979

597,9

19

Xã Pú Bẩu

Sông Mã

x

3.407

99,7

25,34

50,7

3.418

341,8

 

Ghi chú:

- Cột 8: Liệt kê các yếu tố đặc thù theo quy định tại Điều 3a và Điều 9a của Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.

- Cột 9: Diện tích tự nhiên được xác định theo số liệu thống kê đất đai được cấp có thẩm quyền công bố, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.

- Cột 11: Quy mô dân số gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

- Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 được tính đến thời điểm 31/12/2022.


PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN KHUYẾN KHÍCH SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023-2025

 

TT

Tên đơn vị
hành chính

Thuộc ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù khác (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Số người

Tỷ lệ

Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dân số (người

Tỷ lệ (%)

1

Thị trấn Sông Mã

Sông Mã

x

1.991

28,0

4,31

30,8

7.110

177,8

 

 

 

 

 


 

PHỤ LỤC 3. CƠ CẤU VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI THỊ TRẤN SÔNG MÃ


TT

Các tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

1

Cân đối thu chi ngân sách năm 2023

 

Tỷ

Thu 8,2 tỷ

Chi 6,9 tỷ

2

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều

%

0,51

0,12

0,09

3

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

78,5

 

 

 

 



[1] Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2025

[2] Theo Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã đến năm 2035; Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030; Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050

[3] Quyết định 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2025

[4] Quyết định số 3048/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2022; Công văn số 307CAT-QLHC ngày 16/02/2023 của Công an tỉnh Sơn La về cung cấp số liệu dân cư đơn vị hành chính các cấp toàn tỉnh.

[5] Khoản 1, Điều 9a Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị có yếu tố đặc thù “Đơn vị hành chính đô thị ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50%, mức tối thiểu của tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng”.


Tác giả: Lò Văn Xuân - VH, TT-TT&DL
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !